Trò chơi Quản lý tổ chức tài chính vi mô (MFI)

Trò chơi Quản lý tổ chức tài chính vi mô là một công cụ đào tạo có độ tương tác cao dành cho cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung, cũng như là cho những người có tiềm năng cao mà muốn hiểu về cách nâng cao hiệu quả hoạt động cho một tổ chức tài chính vi mô thông qua các thông lệ quản lý tốt nhất.


Các mục tiêu của đào tạo tương tác:

  • Học cách cân bằng trách nhiệm xã hội và tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mô.
  • Xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh doanh nhất quán logic.
  • Làm việc nhóm theo định hướng mục tiêu.
  • Quan sát thị trường để tìm hiểu về hành vi của khách hàng và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
  • Đánh giá cách thức mà môi trường kinh tế ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày.
  • Xây dựng kiến thức về quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng.
  • Phân tích và đọc hiểu các báo cáo kinh doanh.
  • Trở nên thành thạo trong việc sử dụng các biện pháp kinh doanh và tài chính vi mô cụ thể.

Các nội dung của Trò chơi Quản lý tổ chức tài chính vi mô:

  • Các chiến lược và mục tiêu của một tổ chức tài chính vi mô
  • Có khả năng đưa ra quyết định về nhân sự, ví dụ cơ cấu nhân sự, cường độ của các hoạt động đào tạo và các cấu trúc lương linh hoạt. 
  • Các phương án về marketing, tăng trưởng và vị thế thị trường của một tổ chức tài chính vi mô
  • Đánh giá rủi ro và xử lý thành công các tình huống khó trong hoạt động hàng ngày
  • Tối ưu hóa lợi nhuận và sự bền vững về tài chính
  • Giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm và các sản phẩm tài chính khác
  • Các thương lượng, đàm phán thành công với tổ chức tài trợ

Thiết lập Trò chơi Quản lý tổ chức tài chính vi mô (MFI):

Mục tiêu tổng quát của Trò chơi Quản lý tổ chức tài chính vi mô là trải nghiệm cách thức quản lý hiệu quả một tổ chức tài chính vi mô bằng cách đưa ra các quyết định kinh doanh điển hình trong một môi trường thực. Học viên tham dự học về các nguyên tắc quản trị kinh doanh quan trọng: Cách thức sử dụng thông tin để ra quyết định và cách xử lý rủi ro và tính không chắc chắn.  

Quá trình học tập được chia thành 6 giai đoạn: 

  1. Học viên tham dự được phân thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm quản lý một tổ chức tài chính vi mô. Các nhóm được cung cấp thông tin về lịch sử của tổ chức tài chính vi mô, hiện trạng của tổ chức tài chính vi mô, bối cảnh kinh tế vĩ mô và các điều kiện trong ngành tài chính vi mô.
  2. Học viên tham dự phân tích các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và quyết định về chiến lược (rủi ro) tổng quát.
  3. Thiết lập một kế hoạch kinh doanh và đưa ra các quyết định quản lý theo nhóm cho giai đoạn tiếp theo và nhập vào phần mềm mô phỏng.
  4. Mô phỏng sẽ tính toán các kết quả cho toàn bộ thị trường, dựa trên các quyết định quản lý của từng nhóm.
  5. Các kết quả mô phỏng dưới dạng báo cáo tài chính và phi tài chính được phát cho các nhóm để phân tích. Sau đó lại đưa ra quyết định cho giai đoạn tiếp theo.
  6. Có thể sẽ đi hết cả 6 giai đoạn. Mỗi nhóm sẽ trình bày các kết quả của mình khi kết thúc. Cùng với các cán bộ đào tạo có kinh nghiệm, các kết quả được đánh giá trong các phần chuyển giao bằng cách đưa các kết quả này vào trong bối cảnh kinh doanh thực tiễn của tổ chức tài chính vi mô.

Bài học rút ra:

  • Học viên tham dự trau dồi kỹ năng phân tích của mình bằng cách kiểm tra tính khả thi của các mục tiêu kinh doanh của mình và phân tích các giá trị và xu hướng thị trường.
  • Các hoạt động chưa được điều phối và việc sử dụng nguyên tắc hi vọng tạo điều kiện để nhận xét, phản ánh và phân tích.
  • Các đối thủ cạnh tranh và nhóm khách hàng được xem xét đến, các mục tiêu và chiến lược được xây dựng lại và các quyết định dự kiến được thử nghiệm về sức chịu đựng.
  • Các tình huống phức tạp được phân tích, làm việc nhóm được thực hiện tích cực và các kết quả đào tạo được áp dụng vào các thông lệ kinh doanh thực tế của tổ chức tín dụng vi mô.

Trò chơi kinh doanh: Một mô đun trung tâm về chuyển giao kiến thức trong các tổ chức tài chính và trường đại học hàng đầu.

Nhu cầu cao và trải nghiệm đào tạo rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới cũng như là phản hồi góp ý từ các khách hàng có mức độ hài lòng cao chứng minh cho sự thành công và giá trị gia tăng của Trò chơi kinh doanh.

Một số tổ chức tài chính áp dụng Trò chơi kinh doanh bao gồm:

  • Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (hai trong số các ngân hàng quan trọng nhất ở Trung Quốc)
  • Sberbank (ngân hàng số một của Nga)
  • Erste Group Bank AG (một trong các ngân hàng đứng đầu ở Áo với các chi nhánh ở Trung Âu và Đông Nam Âu)
  • Société Generale (một trong các ngân hàng đứng đầu ở Pháp với các chi nhánh trên toàn thế giới)
  • Sparkassen-Finanzgruppe (một trong các tập đoàn tài chính lớn nhất châu Âu)

Để biết thêm chi tiết về Trò chơi Quản lý tổ chức tài chính vi mô, hãy truy cập Website trụ sở chính của chúng tôi.

Logos German Cooperation and Partners in Transformation