Indonesia

Indonesia, tên gọi chính thức là Cộng hòa Indonesia, là một trong những nền dân chủ mạnh mẽ nhất ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, nổi lên như một quốc gia thu nhập trung bình.

Với hơn 270 triệu dân, Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á, quốc gia đông dân Hồi giáo nhất, và là một quốc gia đa dạng về dân tộc với khoảng 300 dân tộc khác nhau.

Ngày nay, Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới về sức mua tương đương, và là một thành viên của G20. Khi đại dịch bùng phát, tỉ lệ nghèo đói đã tăng lên 10,19%, khiến cho hơn 27 triệu người dân Indonesia sống trong nghèo đói.

DSIK có một lịch sử thực hiện dự án dài ở Indonesia.

» 2005 – 2010: Quỹ Tái thiết Sparkassen. 

Thông qua một hợp tác phát triển với một ngân hàng phát triển khu vực có tên gọi ngân hàng Aceh, các ngân hàng tiết kiệm Đức đã hướng dòng vốn vào các doanh nghiệp vi mô và nhỏ bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần tại tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất là Aceh. Trong khuôn khổ dự án thu nhỏ quy mô này, một chương trình tín dụng vi mô - Kredit Usaha Mikro (KUM) – đã được xây dựng và triển khai thành công như một hoạt động kinh doanh mới của ngân hàng phát triển khu vực Aceh.

» Tháng 06/2010 – Tháng 03/2020: Đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính tập trung của các ngân hàng phát triển khu vực (BPD)

DSIK đã mở rộng hoạt động của mình trong các lĩnh vực nâng cao năng lực, cấp tài chính cho doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa và hiểu biết tài chính cho tổng cộng 19 ngân hàng phát triển khu vực và hiệp hội  ASBANDA. 30% trong tổng số 27 ngân hàng phát triển khu vực đã trở nên hiệu quả hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của mình là phát triển kinh tế một cách bền vững. Dự án này đã được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Ngân hàng phát triển khu vực là Quán quân khu vực” của Ngân hàng Indonesia và chương trình “Chuyển đổi ngân hàng phát triển khu vực” của Cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia OJK. Năm 2016, chương trình tín dụng vi mô KUM đã được OJK chính thức phê duyệt như là một kế  hoạch chi tiết về hoạt động cho vay vi mô dựa trên dòng tiền, khả thi về tài chính của ngân hàng phát triển khu vực. Ngoài ra, gần 16.000 người tham dự đã được đào tạo cùng với Trò chơi Kinh doanh vi mô và Trò chơi Tiết kiệm của DSIK nhằm nâng cao hiểu biết cơ bản về kinh tế và tài chính cho các doanh nghiệp đã và sẽ được thành lập.

» Tháng 04/2020 – hiện tại: Phát triển nông thôn ở Indonesia thông qua việc Củng cố ngành ngân hàng nông thôn (ngân hàng phát triển khu vực)

Khả năng chống chịu và khả năng cạnh tranh của ngân hàng phát triển khu vực vẫn cần được nâng cao hơn nữa trước nhiều khó khăn, thách thức khác nhau, phát sinh từ nhiều ngân hàng phát triển khu vực có năng lực vốn hạn chế, năng lực nhân sự hạn chế, sự thay đổi công nghệ nhanh, các hạn chế, ràng buộc về sản phẩm và dịch vụ, và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các ngân hàng thương mại, hợp tác xã và công nghệ tài chính.

Dự án hỗ trợ việc củng cố các ngân hàng phát triển khu vực ở Indonesia, thông qua việc tăng cường quản trị bao gồm quản lý rủi ro, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các sản phẩm tài chính ngân hàng dành cho các doanh nghiệp vi mô và nhỏ, đẩy nhanh tiến độ phổ cập hiểu biết tài chính cho người dân, bao gồm việc nâng cao các kỹ năng quản lý tài chính và khuyến khích hợp nhất và số hóa, thông qua một sức mạnh tổng hợp cùng với hiệp hội ngân hàng phát triển khu vực. 

Hiện nay, dự án được đặt tại tỉnh Bali với các đối tác dự án là ngân hàng phát triển khu vực Sukawati Pancakanti, ngân hàng phát triển khu vực Kita Centradana và hiệp hội ngân hàng nông thôn khu vực tại Bali, DPD Perbarindo Bali cũng như Cơ quan giám sát tài chính Indonesia (OJK).